1. Long (龍) là rồng,ắtléochữnghĩaÝnghĩacủaLongTượcaheo-link một con vật tưởng tượng trong thần thoại và văn hóa dân gian Trung Quốc. Khái niệm này đã lan rộng đến Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản…, hòa nhập vào nền văn hóa bản địa của mỗi nước. Người Việt gọi chung là rồng (chữ Nôm: 𧍰, 𧏵, 蠬) hoặc long (龍) - từ Hán Việt, dựa vào cách phiên "lư dong thiết" (Khang Hi tự điển): long = l(ư) + (d)ong.
Rồng Việt Nam là sự kết hợp bộ phận của các loài như hổ, hươu, thỏ, bò, ếch, cá chép, chim ưng và rắn…, song trong cổ văn Trung Hoa, rồng có nhiều hình dạng, giống như rùa, rắn, cá sấu...; hoặc có thể là núi (Bì Nhã); lốc xoáy (Vân đồng hành của Trương Tịch); hoặc mây, cầu vồng, sấm sét hay các hiện tượng tự nhiên khác. Các nhà giả kim cổ xưa gọi nước hay thủy ngân là rồng (Lý Hàm).
Rồng là một trong tứ linh: "Long, Lân, Quy, Phụng" (Lễ Ký. Lễ Vận); là biểu tượng và đồ vật của hoàng đế (Luận Hành); vị anh hùng, tài giỏi (Tam Quốc Chí); là "tuấn mã" hoặc "long mã", tức ngựa hay, ngựa tốt (Chu Lễ) - chữ long (龍) còn dùng để chỉ ngựa cao to, tám thước trở lên.
Rồng còn hiện diện trong các từ ghép: tài vật (long tệ); khiên rồng (long thuẫn); lễ phục của vua (long cổn) hoặc vật có hoa văn, hình dạng giống rồng: cái muôi (môi, thìa) rồng (long thược); thuyền rồng (long chu); hoặc long đoàn trà - loại trà ép hình cầu, trên có hoa văn rồng, dùng triều cống. Rồng còn là từ chỉ tình trạng giao thông đông đúc (xa thủy mã long)...
2. Tượng (象) là con voi, một từ Hán Việt dựa vào cách phiên "từ lượng thiết" và "tự lượng thiết" (Khang Hi tự điển): tượng = t(ừ)/t(ự) + (l)ượng. Những từ ghép với "tượng" có nghĩa như sau: tượng khẩu (miệng lư hương hình voi); tượng sàng (giường trang trí ngà voi); tượng lạc (xe đẩy trang trí ngà voi); tượng quản (bút hoặc ống sáo trang trí ngà voi); tượng trợ/trứ (đũa ngà voi); tượng giáo (tên gọi khác của Phật giáo); tượng thiết (là tượng Phật, về sau chỉ tàn tích của người chết); nha bảo tháp (ẩn dụ về thế giới nhỏ bé của những nhà văn, nghệ sĩ tách biệt khỏi quần chúng và đời sống).
Tuy nhiên, khi kết hợp giữa Long và Tượng thì thuật ngữ này hàm chứa nghĩa khác. Ví dụ: Long Tượng là voi chúa hay bậc kiệt xuất (Duy Ma Kinh nghĩa sớ); các vị Bồ Tát, A-la-hán hay Đại Thánh (Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm)... Ví dụ: Đại Long Tượng Bồ tát Ma ha tát (Mahasattva Bodhisattva).
Trong Hán ngữ, Long Tượng (龍象) là khái niệm dịch từ chữ nāga (नाग) của Phạn ngữ (có thể dịch Nāga là rồng hoặc voi). Song trong Phạn ngữ, nāga (नाग) còn có nghĩa là "rắn hổ mang, sự lãnh đạo, hướng dẫn", không nên nhầm lẫn với naga (नग) là "cây" hoặc "núi".
Đối với Phật giáo Trung Hoa, Nāga tương đương với rồng, rồng thần hoặc Lữ Long (魯龍) - một rồng thần trong Phật giáo Tây Tạng.
Cuối cùng, trong Phật giáo Việt Nam, "Long Tượng là từ tôn kính, dùng để chỉ vị cao tăng, có đầy đủ uy đức và thiền định" (Kinh Long Tượng).